Đại dịch COVID-19 đang tàn phá thế giới bắt đầu từ một chủng virus đơn giản lây nhiễm trên động vật. Các virus có thể nhảy từ động vật sang người như này được gọi là virus zoonotic. Chúng gây ra tới 75% của tất cả các bệnh mới nổi trên người, và là một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng nhất khi nói đến sức khỏe cộng đồng.
Nhà dịch tễ học Christine Kreuder Johnson biết rằng bất kỳ một chủng virus lây nhiễm động vật hoang dã nào, ở bất kỳ đâu, cho dù là những vùng xa xôi hẻo lánh trên thế giới, cũng đều có khả năng đe dọa đến sức khỏe của toàn nhân loại.
Cô ấy hiện đang nghiên cứu quá trình virus zoonotic tràn sang quần thể người với tư cách là phó giám đốc của Viện One Health trực thuộc Đại học California, Davis.
One Health là một phương pháp hợp tác đa ngành và xuyên ngành trong nhiều cấp độ từ địa phương, khu vực, quốc gia cho tới toàn cầu để đảm bảo sức khỏe con người trong mối tổng hòa không thể tách rời với sức khỏe động vật, thực vật và môi trường sống chung của tất cả.
Nhà dịch tễ học Christine Kreuder Johnson
Johnson là tác giả chính của một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng động vật được thuần hóa, cùng với các loài động vật hoang dã đang phải thích nghi với sự xâm lấn môi trường sống từ phía con người - điển hình là dơi và các loài gặm nhấm như chuột – phải chịu trách nhiệm cho phần lớn các chủng virus zoonotic gây bệnh cho con người.
Những kết quả đó là bằng chứng cho thấy những ảnh hưởng của con người đối với động vật có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính chúng ta.
Nghiên cứu được tài trợ thông qua chương trình Dự đoán mối đe dọa từ các đại dịch mới nổi của USAID. Kể từ năm 2009, chương trình đã thu thập được hơn 140.000 mẫu phẩm sinh học từ động vật, cho phép các nhà khoa học xác định 1.200 virus - bao gồm hơn 140 chủng virus corona – trong tương lai có thể gây ra những mối đe dọa toàn cầu tương tự COVID-19.
The Verge đã có một cuộc phỏng vấn với Johnson để nói chuyện về đại dịch đang diễn ra hiện tại, và những gì mà chúng ta có thể làm được để ngăn chặn sự lặp lại của những đại dịch như thế này trong tương lai.
Dưới đây là những câu trả lời của Christine Kreuder Johnson:
Virus zoonotic là gì và điều gì làm cho chúng đặc biệt nguy hiểm?
Johnson: Một số chủng virus zoonotic không nguy hiểm. Nhiều trong số chúng đang lưu hành, nhưng chỉ là những chủng Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog virus đặc hữu (lây nhiễm một số loài nhất định, trong một khu vực địa lý nhất định).
Virus zoonotic đa phần chỉ ảnh hưởng lớn đến những người tiếp xúc với động vật - đặc biệt là những người chăn nuôi.
Nhưng virus corona mới đã có một bước nhảy vọt từ động vật sang người và có thể lây nhiễm từ người sang người. Bởi vì nó có nguồn gốc từ động vật, tất cả nhân loại người đều là đối tượng dễ mắc bệnh. Bởi chúng ta chưa từng tiếp xúc với chúng trước nay và chưa xây dựng được miễn dịch với chủng virus này.
Đó là lí do tại sao virus corona mới đặc biệt nguy hiểm. Khi chúng lây truyền được từ người sang người, và mọi người đều tiếp xúc với chúng lần đầu tiên, tất cả chúng ta sẽ đều bị bệnh cùng một lúc.
Và như bạn đã thấy, điều đó một gánh nặng lớn lên các nguồn lực y tế công cộng và các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hiện phải tiếp nhận một số lượng lớn bệnh nhân cùng lúc. Mọi thứ có thể diễn ra khá bi thảm theo kịch bản đó.
Các nhà khoa học nghiên cứu hoặc giám sát những virus trên động vật hoang dã như thế nào?
Họ làm điều đó rất, rất cẩn thận. Tôi có thể nói điều đó bằng cả trái tim mình, bởi chính tôi đang có vinh dự được làm việc trong dự án PREDICT (một dự án đa quốc gia khởi sướng bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhằm mục đích phát hiện sớm các căn bệnh truyền nhiễm có thể đe dọa sức khỏe con người) với các đồng nghiệp ở các quốc gia Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh.
Phần lớn, họ là những bác sĩ thú y động vật hoang dã - một trong những đại sứ tốt nhất giúp chúng ta tìm ra cách làm việc an toàn, hiệu quả và đặc biệt là nhân đạo với động vật hoang dã. Chúng tôi phải cẩn thận để không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Là một phần của dự án PREDICT, tất cả chúng tôi đều đồng ý với một nguyên tắc cơ bản rằng chúng tôi sẽ không để lại dấu chân sinh thái. Chúng tôi sẽ bắt động vật, lấy mẫu bệnh phẩm từ chúng xong sẽ thả chúng trở lại ngay lập tức.
Chúng tôi lấy gạc. Chúng tôi cũng lấy mẫu máu để có thể tìm ra virus. Nhưng gạc là cách tốt nhất để thu thập virus corona. Và chúng tôi sẽ bảo đảm an toàn sinh học một cách tuyệt đối trong khi làm điều đó.
Đây là những hình ảnh của chúng tôi mặc đồ bảo hộ với khẩu trang, tấm chắn mặt và bộ Tyvek màu trắng. Đó là cách chúng tôi lấy mẫu để đảm bảo mình không không khiến nhân viên y tế gặp rủi ro.
Và ngoài ra, cũng có một nguy cơ khác, trong đó chúng tôi lây lan mầm bệnh của con người sang động vật. Vì vậy, chúng tôi phải đảm bảo rằng chúng tôi không làm đảo lộn sự cân bằng qua hoạt động của mình.
Các bệnh do virus zoonotic có thể lây nhiễm sang con người như thế nào?
Chúng ta đang chia sẻ môi trường sống với các loài động vật, cũng như tổ tiên chúng ta đã từng chia sẻ nó trước đây. Khi làm như vậy, chúng ta có cơ hội tương tác với động vật khi môi trường sống của chúng giao thoa gần hơn với cộng đồng người.
Rất nhiều loại virus có khả năng được chia sẻ thông qua tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu hoặc các con đường khác khi chúng ta sống cùng những quần thể động vật này.
Điều rất quan trọng là chúng ta cần xem xét xem các hành động của con người đang thay đổi mức độ và số lượng những lần tiếp xúc với động vật như thế nào. Chúng tôi có bằng chứng khá rõ ràng cho thấy khi môi trường sinh sống của các loài động vật này bị quấy nhiễu, chúng sẽ có nhu cầu di chuyển cao hơn và dịch bệnh sẽ phát sinh mạnh hơn trong bản thân quần thể của chúng.
Giống như tình huống chúng ta gặp phải bây giờ, khi đại dịch bùng phát mạnh, chúng ta được yêu cầu ở nhà và ở nguyên vị trí. Bởi rõ ràng là nếu chúng ta còn tiếp tục di chuyển xung quanh, chúng ta sẽ làm tăng nguy cơ khiến các dịch bệnh như thế này bùng phát.
Các động lực bệnh tương tự diễn ra trong quần thể động vật hoang dã. Khi động vật hoang dã bị săn bắn hoặc môi trường sống của chúng bị phá hủy, chúng phải di chuyển. Sự di chuyển đó thực sự làm tăng động lực học bệnh và làm tăng khả năng dịch bệnh xảy ra ở cả trong quần thể động vật và con người.
Trong các khu chợ, bạn có rất nhiều loài động vật hoang dã khác nhau như dơi, các động vật ăn thịt và động vật móng guốc. Những loài động vật khác nhau đó được gom lại cùng nhau và chúng còn đều còn sống, vì vậy chúng có thể chia sẻ virus với nhau.
Khả năng virus nhảy từ một loài này sang một loài khác là rất khó và hiếm khi xảy ra trong tự nhiên, nhưng con người chúng ta lại đang tạo cơ hội cho các virus biến đổi để có thể nhảy sang các loài khác gần chúng.
Các động vật chia sẻ những giọt bắn hô hấp hoặc nước tiểu và phân chứa mầm bệnh. Bằng cách tạo ra những môi trường có số lượng động vật dày đặc, chúng ta sẽ làm tăng cơ hội cho một trong những đột biến đó sẽ xảy ra.
Và sau đó, chúng ta lại đưa con người vào tình huống tương tự, (trong những khu chợ) thường có nhiều người san sát nhau, vì vậy, nó tạo ra một loại hình tình huống dịch tễ hoàn hảo để virus nhảy ra khỏi vật chủ và tìm cách thoát sang một vật chủ mới.
Chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu rủi ro của đại dịch trong tương lai?
Có rất nhiều điều nên làm để quản lý lại hoạt động buôn bán động vật hoang dã. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng chúng ta còn phải tìm cách sống an toàn hơn với các loài động vật này.
Chúng ta thực sự cần phải quan tâm đến sức khỏe của quần thể động vật hoang dã, đó là biên giới cuối cùng. Tất nhiên, chúng ta đã đầu tư lớn vào sức khỏe con người, điều đó là cần thiết. Sau đó, chúng ta đã tiếp tục đầu tư lớn để chăm lo cho các loài động vật được thuần hóa vì nhu cầu an toàn thực phẩm, và vì chúng là vật nuôi của chúng ta.
Nhưng hiện sức khỏe của động vật hoang dã chỉ được coi là điều thứ yếu cuối cùng, bởi vì ít người làm việc trong lĩnh vực này, nó thường ít được đầu tư hơn, và nếu có chỉ là đầu tư từ phía chính phủ. Chúng ta đã học được rất nhiều từ đó, nhưng vẫn có rất nhiều thứ khác cần phải học.
Sức khỏe của động vật và môi trường sống của chúng có liên quan gì đến sức khỏe con người?
Mô hình y tế hiện nay đã có một chút thay đổi, khi chúng ta bắt đầu nhận ra sức khỏe của động vật và sức khỏe con người có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau, đó là những căn bệnh có thể lây từ động vật sang cho con người.
Chúng ta bắt đầu thực hiện nhiều chính sách hiệu quả xung quanh việc giám sát dịch bệnh trên người và động vật, đảm bảo các hoạt động này được kết nối nhiều hơn, các nhóm khoa học đã báo cáo và chia sẻ kết quả làm việc cho nhau, chúng ta đã có nhiều thông tin hơn.
Nhưng có một ý tưởng đã bị bỏ qua, đó là sức khỏe của chúng ta - và chắc chắn là sức khỏe của quần thể động vật, đặc biệt là động vật hoang dã - cũng phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe môi trường sống và tính toàn vẹn của hệ sinh thái.
Chúng ta đã xây dựng được các lĩnh vực như sức khỏe cộng đồng và bảo tồn hệ sinh thái, và chúng ta cũng đã có nhiều dịp thảo luận với sự tham gia của nhiều lĩnh vực khác nữa để cố gắng hiểu những rủi ro bệnh tật một cách toàn diện.
Đây là nơi mà phương pháp của One Health (hợp tác đa ngành và xuyên ngành trong nhiều cấp độ từ địa phương, khu vực, quốc gia cho tới toàn cầu để đảm bảo sức khỏe con người trong mối tổng hòa với sức khỏe động vật, thực vật và môi trường sống chung của chúng ta) thực sự có ý nghĩa.
One Health cho chúng ta thấy rằng sức khỏe của động vật và sức khỏe con người được liên kết chặt chẽ và gắn bó với nhau. Và sau đó, chúng ta cũng cần suy nghĩ rằng sức khỏe của môi trường thực sự là cốt lõi của cả hai. Sức khỏe cộng đồng của con người bản chất là sức khỏe của môi trường sống.
Tham khảo Theverge
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét